AN TOÀN ĐIỆN

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN AN TOÀN ĐIỆN

AN TOÀN SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG NHÀ

1. Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ:

          - Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

          - Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ: 

                   + Phải phù hợp với công suất sử dụng.

                   + Phải có nắp đậy che kín phần mang điện.

          - Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

          - Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống rò điện. đặc biệt vùng ngập nước. 

2. Lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện ở công trình nhà ở: 

          Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.

3. Lắp đặt thiết bị điện trong nhà: 

          - Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện....

          - Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị thì phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện.

4. Kiểm tra: 

          - Phải thường xuyên kiểm tra đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà. 

          - Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện). 

          - Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.

5. Khi có giông sét, mưa, bão, ngập nước:

          - Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, ... và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

          - Khi nhà bị ngập nước, mưa bão làm tốc mái, đổ tường... nên cắt cầu dao điện.

6. Khi cần sửa chữa hoặc lắp đặt điện trong nhà:

          Phải ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, cầu chì, công tắc ) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo:

CẤM ĐÓNG ĐIỆN  CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC

7. Sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …):  

          Phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

8. Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt: 

          - Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào.

          - Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện.

          - Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô ...).

9. Khi chưa cắt nguồn điện: 

          Không được chạm vào:      

          + Ổ cắm điện.

          + Những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện). 

          + Cầu dao, cầu chì không có nắp che … .

10. Không: 

          Sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ chạm chập, rò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ.. 

11. Không: 

    Phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá ... vào dây dẫn điện.

12. Không: 

          - Cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

          - Phích cắm, ổ cắm phải chắc chắn (phích cắm là phía thiết bị dụng cụ sử dụng điện, ổ cắm là phía nguồn điện).

          - Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích cắm.

13. Không: 

          Để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện...) ở gần vật dễ cháy.

14. Không dùng điện để:

          - Chống trộm.

          - Bẫy chuột.

          - Rà (bắt) cá. 

SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN NGOÀI NHÀ

1. Không: 

          Bắn súng, bắn pháo hoa, ném đất đá, dây kim loại, dây kim tuyến, thả diều … vào đường dây, trạm điện vì có thể làm chạm chập, phóng điện, đứt dây …gây nguy hiểm. 

2. Không: 

          Lắp đặt an-ten, dây phơi, giàn giáo xây dựng, hộp đèn, biển quảng cáo hoặc các vật dụng khi rơi, đổ có thể va quệt vào công trình lưới điện cao áp.

3. Khi mưa bão, giông sét: 

          - Nên hạn chế ra đường nhằm tránh bị cây đổ, đường dây điện có thể bị đứt. 

          - Không chạm người vào cột điện, dây chằng cột điện, dây nối đất ở các cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.

4. Không được vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện: 

          Người, phương tiện và xe máy thi công khi làm việc gần các đường dây, trạm điện không được vi phạm khoảng cách sau (khoảng cách tối thiểu giữa người, phương tiện, vật dụng  đến đường dây, thiết bị điện):

          - Đường dây, trạm điện trung thế   15 kV (  15.000 V)     : 2 mét 

          - Đường dây cao thế                     110 kV (110.000 V)     : 4 mét;

          - Đường dây cao thế                     220 kV (220.000 V)     : 6 mét;

          - Đường dây cao thế                          500 kV (500.000 V)     : 8 mét.

5. Không nên:

          Dựng lều, quán, nhà cửa có mái và tường bao bằng vật liệu dễ cháy dưới đường dây, trạm điện.

6. Cây trồng gần công trình điện:

          - Không để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện, và trạm điện.

          - Khi chặt cây, tỉa cành gần đường dây, trạm điện phải đề phòng cây đổ, cành  rơi có thể chạm vào đường dây, trạm điện làm đứt dây hoặc phóng điện gây tai nạn và hư hỏng thiết bị điện.

7. Cấm:  

          Tự ý tháo gỡ các kết cấu của công trình điện như: dây điện, thanh giằng, dây néo, dây nối đất ….

8. Trạm biến áp: 

          - Trạm có tường, rào bao quanh (trạm trong phòng, trạm có hàng rào bảo vệ): không đột nhập vào trạm.

          - Trạm đặt trên cột điện (trạm giàn, trạm một cột, trạm trụ ghép, trạm treo): không tự ý leo lên cột điện. 

9. Cấm:

          - Cột trâu, bò, gia súc và thuyền bè ....vào cột điện.

          - Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa có thoả thuận với đơn vị quản lý lưới điện cao áp.

10. Khi phát hiện trụ điện ngã, dây điện đứt: 

          - Người phát hiện không được đến gần và phải báo cho mọi người xung quanh biết. 

          - Tìm cách lập rào chắn và gọi số điện thoại khẩn cấp 08. 2230.2230 để ngành điện xử lý.

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT 

Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:

Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì….

          Lưu ý:

          - Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;

          - Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:

          - Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.

          - Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).

Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn).

  Trường hợp phát hiện mất an toàn về điện phải khẩn cấp thông báo các số điện thoại sau:

          - Điện lực              : 08. 2230.2230 

          - Cảnh sát PC&CC: 114 

Để yêu cầu Điện lực cắt điện; phải báo rõ địa điểm người bị tai nạn điện.

Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý thích hợp:

1. Người bị nạn chưa mất trí giác

          - Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. 

Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.

2. Người bị nạn đã mất trí giác:

          - Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.

          - Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.

          - Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.

          - Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.

Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

3. Người bị nạn đã tắt thở

          - Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;

          - Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.

Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay (theo nội dung trang sau), phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi. 

PHƯƠNG PHÁP

Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực 

( là phương pháp cứu chữa có hiệu quả nhất hiện nay)

1. Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.

2. Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.

3. Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14  đến 16 lần/phút.

 Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.

Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực.

Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt.Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu.Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân.

Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện

Để tích cực ngăn ngừa các tai nạn điện và hỏa hoạn đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng điện, Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh kính đề nghị mọi người hãy thực hiện “Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện” sau:

      1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện; cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người.

      2 .Dây dẫn điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà.

      3. Phải lắp cầu dao hoặc áptômát hoặc thiết bị ngắt nhanh ở phía sau điện kế, ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt nhanh dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hỏa do điện.

      4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (như : máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ điện bị rò điện.

      5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.

      6. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà.

      7. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà… có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này có lớp cách điện xấu dể gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người cho người sử dụng, gây phát hỏa trong nhà.

      8. Không bắn súng hoặc ném đất đá, thanh, dây kim loại, dây kim tuyến, pháo hoa, vật lạ... vào đường dây điện, trạm điện vì có thể làm chạm chập, đứt dây gây nguy hiểm.

      9. Không lắp đặt ăng ten ti vi gần đường dây, trạm điện vì ăng ten có thể ngã đổ vào dây điện, trạm điện gây chạm chập, đứt dây, phóng điện rất nguy hiểm, làm chết người đang tháo lắp ăng ten.

      10. Không được tới gần đường dây, trạm điện 15kV trong phạm vi 2 mét (đường dây, trạm điện 110kV trong phạm vi 4 mét) bằng bất cứ cách gì như: leo lên mái nhà, sân thượng; leo ra ban-công, lan-can, ô-văng... từ các nhà, công trình ở gần đường dây, trạm điện hoặc đưa đồ vật dài, cần cẩu của xe cẩu… lên gần đường dây điện… để đề phòng bị điện giật hoặc bị điện cao thế phóng chết người.

      11. Khi trời mưa, giông, bão… không chạm người vào cột điện, dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.

      12. Khi phát hiện trụ điện ngã hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ,... người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổng đài an toàn điện khẩn cấp 08.2230.2230 của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM để có biện pháp xử lý thích hợp.

Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy hết sức cẩn thận trong việc sử dụng điện, không nên coi thường tính chất nguy hiểm của nguồn điện và thực hiện tốt các điều cơ bản nêu trên để đề phòng tai nạn điện, hỏa hoạn đáng tiếc có thể xảy ra.

 TƯ VẤN SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN VỚI CÁC THIẾT BỊ GIA DỤNG, ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

1/ Lý do không nên trút cạn ấm siêu tốc ngay khi vừa đun xong

Vừa đun nước sôi xong, bạn không nên trút cạn ấm ngay, vì mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt.

 Nếu không chừa lại một lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Do đó, nên để lại ít nước sôi trong ấm, cao quá mâm nhiệt 2 cm, đợi cho đến khi nguội rồi mới trút cạn, theo ABCnews.

Một sai lầm nhỏ khác là nhiều người sau khi đun nước trong ấm siêu tốc, cứ để nước nguội trong đó ngày này qua ngày khác, hết lại đun tiếp. Việc này khiến cho cặn canxi đóng lại trong ấm, gây chóng hỏng mâm nhiệt và tốn thời gian đun gây tốn điện hơn. Do đó, cách đúng nhất để ngăn cặn đóng là làm rỗng ấm sau khi đun.

Một lưu ý khác là không nên đun nước quá mức cho phép. Đun quá mức khiến mâm nhiệt phải làm việc quá tải, và trong thời gian lâu hơn bình thường, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Để làm sạch cặn lòng ấm, bạn nên cho nước ấm vào nửa bình, thêm một chút giấm và để nguyên trong 20 phút. Đổ nước đi và dùng một tấm mút xốp chà nhẹ nhàng.

 

2/ Đề phòng cháy ổ cắm điện

Hàng loạt vụ cháy xảy ra gần đây đã được Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) xác định, nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng ổ cắm điện không an toàn.

Có thể kể tới vụ cháy nhà trọ tại ngách 15, ngõ 637 đường Trương Định, phường Thịnh Liệt quận Hoàng Mai, TP Hà Nội vào 13/6/2018. Tuy không gây hậu quả chết người, nhưng vụ cháy xuất phát từ ổ điện đã thiêu rụi toàn bộ tài sản trong phòng trọ. Hay như vụ cháy xảy ra ngày 17/9 tại số 576 ngõ 216 Định Công, phường Định Công, nguyên nhân được xác định là do chập điện ổ cắm biển quảng cáo.

Theo TS. Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng Bộ môn Thiết bị điện, ĐH Bách khoa Hà Nội: Là một vật dụng đã quá quen thuộc, ổ cắm điện ngày càng được thiết kế đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vật dụng này vẫn có thể có những khiếm khuyết nhất định, gây nguy hiểm cho người sử dụng khi vô tình tiếp xúc. Ngoài ra, nếu sử dụng không cẩn thận và hợp lý, nhất là với những loại thiết bị có công suất lớn như bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện, máy giặt, tủ lạnh… rất dễ xảy ra cháy nổ. 

TS. Trần Văn Thịnh cũng đưa ra một số lưu ý sử dụng ổ cắm điện an toàn:

- Sử dụng phích cắm điện phù hợp với ổ cắm điện, không quá lỏng, tránh phát sinh tia lửa điện, gây chập cháy; 

- Lau tay thật khô trước khi sử dụng phích cắm điện; 

- Không để ổ cắm điện gần nguồn nước, không nắm dây phích điện khi rút ra khỏi ổ cắm, vì như vậy thì dây rất dễ bị đứt, rất nguy hiểm; 

- Tuyệt đối không dùng 2 dây điện cắm vào ổ cắm, như vậy sẽ dễ gây cháy nổ do tiếp xúc giữa dây điện và ổ cắm rất kém, không an toàn cho người sử dụng; 

- Không nên cắm nhiều thiết bị có công suất lớn vào chung một ổ, phải đảm bảo được công suất của thiết bị phù hợp với công suất ổ cắm.

- Tắt thiết bị điện trước khi rút phích điện của thiết bị đó ra khỏi ổ cắm. Trường hợp những thiết bị có điều khiển công suất như bàn ủi điện, bếp điện... nên chọn mức công suất nhỏ nhất (thường là 0) trước khi rút phích điện, đảm bảo các ổ cắm không phát sinh tia lửa điện khi cắm và rút phích điện khỏi ổ cắm, giảm nguy cơ cháy nổ. 

-  Thường xuyên kiểm tra ổ cắm, nếu có các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần thay ổ cắm mới:

+ Mùi nhựa nóng từ ổ cắm điện

+ Tia lửa hoặc khói có bốc ra từ ổ cắm 

+ Có dấu màu đen hoặc cháy xém xung quanh ổ cắm, phích cắm, hoặc trên một thiết bị điện.

- Lắp đặt thêm ổ cắm nếu có yêu cầu tăng công suất.

- Để hệ thống điện gia đình luôn an toàn, rất cần sự trợ giúp của thợ bảo dưỡng chuyên nghiệp 1 - 2 lần/ 1 năm. Nhờ họ kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường mà bản thân khó có thể biết. 

Qua những sự cố cháy nổ ổ cắm, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội khuyến cáo, các gia đình nên sử dụng cầu dao tự động (MCB) cho hệ thống điện trong nhà. Theo đó, cần tính toán, lựa chọn MCB sao cho thích hợp với dòng điện và có độ tin cậy cao.

Đặc biệt, khi phát hiện cháy, nổ, phải khẩn trương cắt cầu dao tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, đồng thời, báo Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 và sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Nghiêm cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. 

 

3/ Sai lầm khi dùng bếp từ, bếp hồng ngoại

Hỏi: Tôi có thói quen hay rút điện bếp từ, bếp hồng ngoại sau khi sử dụng. Có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến độ bền của bếp, tôi rất mong nhận được lời khuyên của chuyên gia? Nguyễn Lâm Tùng (số nhà 26, ngõ 210, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội).

Chào bạn Nguyễn Lâm Tùng!

Ngắt nguồn điện khỏi bếp điện từ, bếp hồng ngoại ngay sau khi vừa nấu xong là sai lầm phổ biến trong sử dụng bếp từ, bếp hồng ngoại. Hai loại bếp này đều có chung một nguyên lý làm mát các linh kiện bằng quạt gió. Quạt gió này sẽ bắt đầu hoạt động từ khi bật bếp. Sau khi tắt bếp, quạt vẫn tiếp tục hoạt động thêm khoảng 30 giây đến 1 phút. 

Sở dĩ quạt gió vẫn còn phải hoạt động khi đã tắt bếp là để làm mát cho các linh kiện điện tử bên trong và mặt kính của bếp. Khi bếp hoạt động, những linh kiện điện tử này sẽ phải chịu sức nóng từ 2 phía gồm: Linh kiện sinh ra nhiệt và nhiệt từ mặt kính của bếp tỏa xuống trong quá trình đun nấu. Với tác động nhiệt như vậy, những linh kiện này cần được làm mát, tránh chập cháy do quá nhiệt. 

Sau khi nấu xong, nếu người dùng rút ngay phích cắm điện của bếp ra khỏi nguồn điện sẽ khiến:

- Tuổi thọ của bếp giảm, do linh kiện bên trong bếp sẽ không được làm mát.

- Mặt kính của bếp dễ rạn nứt. 

Do đó, sau khi đun, bạn nên ấn nút off để tắt bếp, đợi khoảng 30 phút mới rút nguồn điện. Ngoài ra, bạn cũng không nên nấu ở nhiệt độ cao quá lâu. Sau khi nấu xong một món ở nhiệt độ cao, cần tắt để bếp nghỉ một chút rồi tiếp tục nấu món khác. \

 

 4/ Những sai lầm khiến bếp từ nhà bạn chóng hỏng, tốn điện và dễ cháy nổ

Bếp từ hiện đang được nhiều người sử dụng vì tiện lợi, sạch sẽ và an toàn, tuy nhiên đa phần người dân vẫn mắc phải những sai lầm dẫn tới bếp nhanh hỏng, tốn điện và dễ cháy nổ.

1. Bật bếp quá lâu và liên tục: Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas, rất dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp, nứt mặt bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng nếu dùng liên tục ở nhiệt độ cao.

Sau khi nấu xong một một món ăn, bạn nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi mới tiếp tục nấu món khác.

2. Che kín luồng khí lưu thông khiến ẩm mốc, dễ chập mạch điện: Bếp điện từ có thiết kế tương đối gọn gàng nên nhiều người thường tận dụng tối đa khoảng trống trên bếp để sắp xếp đồ đạc và vô tình che mất luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt khiến các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp, lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch, hỏng hóc.

3. Bất cẩn khi sử dụng dụng cụ: Đối với bếp điện từ, tất cả các vật bằng kim loại khi đặt trên mặt bếp đều được làm nóng, do vậy phải chú ý không để các dụng cụ, đồ vật kim loại trên mặt bếp khi đang nấu nướng.

4. Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác: Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó. Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop...

5. Không vệ sinh bếp thường xuyên: So với bếp gas, các loại bếp điện từ có thiết kế nhỏ gọn và dễ vệ sinh hơn. Tuy nhiên, như vậy vô tình lại làm cho nhiều người ít có thói quen lau chùi, bảo dưỡng một cách cẩn thận. Ngoài ra, mặt bếp nếu ẩm ướt và không sạch dầu mỡ rất dễ bị rạn nứt nếu hoạt động ở nhiệt độ cao.

Để bếp từ lúc nào cũng sáng bóng lại bền, bạn nên làm ẩm vùng có dầu mỡ, thức ăn rồi dùng khăn mềm lau sạch. Tuyệt đối không dùng các dụng cụ sắc, nhọn như bàn chải, giấy nhám vì có thể làm hỏng bề mặt bếp.

6. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong: Khi vừa nấu xong, chúng ta thường ngắt điện ngay lập tức vì muốn tiết kiệm điện, thế nhưng điều này sẽ làm cho quá trình làm mát của bếp chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, bếp sẽ nhanh hỏng. Do đó, hãy đợi cho đến khi quạt tản nhiệt dừng chạy rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo bếp dùng được bền hơn.

7. Sử dụng thất thường: Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập có thể gây chập các bản mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.

8. Dùng hơn một ngón tay để nhấn nút điều khiển: Điều cần chú ý khi sử dụng bếp điện từ chính là sử dụng ngón tay để điều khiển các nút cảm ứng trên mặt bếp. Theo đó, chỉ nên sử dụng một ngón tay để bấm thay vì dùng hai ngón. Cần bấm lần lượt từng chế độ.

Nếu dùng hai ngón tay trở lên để bấm, nguy cơ lướt hay chạm phải hai, ba nút cảm ứng cùng một lúc sẽ khiến bếp trở nên bị lỗi.

9. Công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình sử dụng: Công suất tiêu thụ điện của bếp từ thường ở mức 1800~2200 W, nếu đường dây điện trong gia đình bạn quá nhỏ, chỉ chịu được áp lực điện ở mức vừa phải. Hoặc bạn dùng một bảng điện để cắm chung các thiết bị như bếp từ, nồi cơm điện, tủ lạnh… thì tình trạng chập cháy đường dây dẫn đến hỏa hoạn là rất dễ xảy ra.

Tốt nhất, trước khi mua bếp bạn nên kiểm tra xem công suất của thiết bị này có phù hợp với điện áp của gia đình hay không. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy nguồn điện chập chờn hãy tắt ngay bếp từ để tránh chập điện, ảnh hưởng tới các thiết bị khác trong nhà. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ cháy nổ bếp từ mà nhiều người chủ quan không để ý.

 

 5/ Chọn mua đồng hồ định vị cho trẻ em:

Đồng hồ định vị trẻ em được coi là một trong những công cụ kiểm soát hiệu quả các hoạt động của trẻ thông qua Smartphone của cha mẹ. Hãy cùng Thế giới điện tìm hiểu về thiết bị thông minh này.

Ảnh minh họa

 

Các chức năng 

Đồng hồ định vị là loại đồng hồ đo thời gian, nhưng có thêm chức năng định vị. Ngoài ra, loại đồng hồ này còn có thể cài đặt sim điện thoại di động để liên lạc (nghe, gọi, nhắn tin). Những chức năng đặc biệt của loại đồng hồ này là:

- Xác định vị trí.


Đối tác - khách hàng

200173.jpg
8008880.jpg
722454.jpg
047660.jpg
234927.jpg
869488.gif
007968.png
592039.jpg
913400.jpg
836075.jpg
321441.jpg
444334.jpg
341945.jpg
161333.jpg
038227.png
062393.jpg
650004.jpg
962484.jpg
273537.png
8784210.jpg
8784211.jpg
8784212.jpg
4901620.jpg
200173.jpg
8008880.jpg
722454.jpg
047660.jpg
234927.jpg
869488.gif
007968.png
592039.jpg
913400.jpg
836075.jpg
321441.jpg
444334.jpg
341945.jpg
161333.jpg
038227.png
062393.jpg
650004.jpg
962484.jpg
273537.png
8784210.jpg
8784211.jpg
8784212.jpg
4901620.jpg